Liệu bạn phù hợp với kiểu đầu tư nào?

Kiểu đầu tư cuối cùng là những người muốn một danh mục đầu tư nhưng không cần hoặc chỉ cần vai trò rất nhỏ trong việc tạo ra và quản lý nó. Đây là một quyết định khôn

Bước 1: Đánh giá tổng thể cuộc sống của bạn
Bước đầu tiên là phải đánh giá xem bạn đang ở đâu trong cuộc đời và bạn muốn đi đến đâu – bước này không hề dễ dàng nhưng nếu bạn không biết bạn đang ở đâu và bạn muốn đi đến đâu, bạn sẽ không bao giờ đạt được điều gì cả. Việc sau đó dễ dàng hơn, hãy nhìn vào chỗ tiền mặt và tài sản hiện tại của bạn và quyết định xem mình có thể dành ra bao nhiêu hàng tháng, hàng quý hay hàng năm để xây dựng một danh mục đầu tư. Tiếp theo là nghĩ xem bạn sắp muốn nghỉ hưu chưa và hình dung về cảnh nghỉ hưu của bạn sẽ như thế nào. Dùng chỗ thông tin đó, tính toán xem bạn cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu. Rồi lập ra các việc ra bạn sẽ phải làm để đạt được điều đó.

Bước 2: Tìm hiểu về thái độ đối với rủi ro của bạn
Một khi đã đánh giá tình trạng của mình và tạo ra mục tiêu rõ ràng, hãy tìm hiểu về mức độ phiêu lưu của mình. Chúng ta đều hiểu rằng cái giá của sự giàu có nhanh chóng và mức lãi hai con số hàng năm chính là việc chấp nhận rủi ro rất cao và rủi ro lớn nhất chính là mất trắng danh mục của bạn trong chớp mắt – trong khi việc hồi phục lại không hề dễ dàng. Nếu bạn quá liều lĩnh, bạn có thể không đạt được mục tiêu cuối cùng vì bạn có thể mất đi một phần lớn danh mục và không thể nào kịp gây dựng lại mọi thứ trước tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, nếu bạn lại qúa lo lắng và sợ hãi, chỉ chăm chăm cất tiền dưới đệm hoặc chôn ở sân sau thì bạn cũng chẳng thể nào đạt được mục tiêu vì bạn đang không hề làm ra tí tiền nào mà lại còn mất tiền mỗi năm vì lạm phát. Bao nhiêu rủi ro là đủ? Không bao giờ có câu trả lời cố định cho câu hỏi danh mục của bạn nên rủi ro hay nên bảo thủ ở mức độ nào, tự bạn phải tìm hiểu về hoàn cảnh và mục tiêu của riêng mình ở từng thời điểm để đưa ra những hành động chính xác nhất có thể. Với một mục tiêu rõ ràng cho tương lai bạn có thể dựa vào đó để đặt ra các kế hoạch chi tiết bao gồm việc tính toán xem nên thêm vào hay bỏ đi khỏan đầu tư nào xuất hiện trên từng chặng đường.

Bước 3: Bạn có bao nhiêu thời gian?
Cuối cùng, bạn cần phải tính toán và kiểm soát được lượng thời gian bạn bỏ ra để đảm bảo tiến độ theo đúng lộ trình trong kế hoạch của mình.

Ví dụ: như lượng thời gian dành cho việc đọc tin tức tài chính, ngó qua các cổ phiếu cần thiết, xem xét các biểu đồ, và rà soát mọi thứ khi cần để giữ cho danh mục của bạn tăng trưởng đều đặn – không cần quá nhanh cũng không được quá chậm – không cần biết toàn bộ thị trường đang làm gì. Điều đó có nghĩa là khi cần thiết bạn có thể bán hết cổ phiếu và chuyển sang trái phiếu, nhưng bạn hoàn toàn hiểu được tại sao phải làm thế và khi nào phải làm thế. Khi bạn cần một chuyên gia tài chính Không sao cả nếu bạn quyết định rằng vì công việc, gia đình, du lịch hay nhiều yếu tố khác, bạn không thể nào có thời gian mà nghiên cứu các danh mục và cập nhật thị trường, thậm chí là vài giờ cuối tuần hay bét ra là 30 phút 1 ngày. Điều này không sao cả. Nhưng bạn vẫn cần phải tìm một người tư vấn, một chuyên gia tài chính, hay thậm chí một nhà quản lý tiền nong.

Tóm lại, có 3 bước để giữ bạn đi đúng lộ trình công danh:
Đánh giá xem mình đang ở đâu và mình muốn đi tới đâu
Quyết định xem mình sẽ liều lĩnh được đến đâu, phụ thuộc vào mục tiêu của bạn nữa
Quyết định xem mình nên tự thu xếp mọi thứ để đầu tư thời gian công sức cho thị trường hay kết hợp với một chuyên gia tài chính để tiết kiệm thời gian
Để làm bước thứ 3, bạn nên tìm hiểu xem mình là kiểu nhà đầu tư nào trong ba nhóm sau:

1. NHÀ ĐẦU TƯ CHỦ ĐỘNG

nếu bạn đang đọc bài này, rất có khả năng bạn thuộc vào nhóm tốt đẹp này. Một nhà đầu tư chủ động muốn kiểm soát toàn bộ danh mục đầu tư của họ và sẵn sàng bỏ hàng giờ mỗi tuần để cập nhật tin tức tài chính nóng hổi nhất, đặc biệt những tin liên quan đến danh mục của mình. Một nhà đầu tư chủ động cần những thông tin có chất lượng, điều này làm tăng sự nhiệt tình của họ với thị trường.

Không phải ai cũng có được điều này, có rất nhiều người nghĩ rằng tài chính không nhàm chán thì cũng vô cùng phức tạp. Đó là lý do tại sao có hai kiểu nhà đầu tư tiếp theo.

2. NHÀ ĐẦU TƯ HỢP TÁC

Đây là những nhà đầu tư muốn có cảm giác họ vẫn kiểm soát được danh mục của mình và có thể ra quyết định khi họ theo kịp những thông tin của thị trường, nhưng họ nhận ra rằng họ cần giúp đỡ – hoặc là vào thời điểm bắt đầu hoặc từ các chuyên gia khi họ đang cố điều chỉnh một danh mục đa dạng. Những nhà đầu tư kiểu này sẽ đi tìm lời khuyên từ các chuyên gia tài chính, cũng như người ta đi tìm lời khuyên pháp lý thay vì chạy tới thư viện và đọc hàng tá sách về tình huống luật. Vì những gì họ muốn chỉ là câu trả lời cho một câu hỏi đơn giản hoặc giải pháp cho một vấn đề nhỏ nhoi. Các nhà đầu tư hợp tác có thể tìm kiếm lời khuyên ở những việc đơn giản như quyết định chọn cổ phiếu nào hay phức tạp như chọn cả một danh mục, nhưng cuối cùng, họ vẫn muốn là người có thể ra quyết định cuối cùng và muốn chịu trách nhiệm cho kết quả.

3. NHÀ ĐẦU TƯ VỐN

Kiểu đầu tư cuối cùng là những người muốn một danh mục đầu tư nhưng không cần hoặc chỉ cần vai trò rất nhỏ trong việc tạo ra và quản lý nó. Đây là một quyết định khôn ngoan nếu bạn không thể nào thu xếp được thời gian và công sức hay đam mê để đạt đủ lượng kiến thức nhằm có thể cập nhật được thị trường trong khi quản lý một danh mục đa dạng. Những nhà đầu tư này muốn chuyển hết quyền kiểm soát của danh mục của họ cho những chuyên gia hay quản lý chất lượng cao, danh tiếng và có kinh nghiệm.

NHÀ ĐẦU TƯ KHÔNG CỐ ĐỊNH

Tất nhiên khi bạn đã tìm ra kiểu nhà đầu tư của bạn, và bao nhiêu kiểm soát bạn muốn có, bạn vẫn có thể đổi nhóm bất cứ lúc nào. Một nhà đầu tư trẻ có thể quyết định chuyển hết mọi quyền kiểm soát danh mục khi anh ta 30 tuổi để tập trung vào công việc và gia đình, nhưng lại muốn nhúng tay vào hoặc tự làm mọi thứ sau khi đã nghỉ hưu. Một nhà đầu tư trung tuổi muốn tìm hiểu thị trường có thể đi tìm lời khuyên ban đầu và sau đó tự quản lý danh mục của mình. Và khi công việc trở nên nặng nhọc hơn hoặc khi thời gian cấp bách, hoặc khi danh mục đi xuống, anh ta luôn có thể quay lại tìm đến một chuyên gia tài chính. Hãy dùng thời gian để suy nghĩ xem hướng đi nào là tốt nhất cho bạn và bắt tay vào việc. Đừng trì hoãn việc mở một danh mục vì ngại khó. Mọi chuyến đi đều xuất phát từ những bước đi đơn giản ban đầu, vì vậy hãy khởi hành ngay hôm nay trên hành trình trở thành một nhà đầu tư tài giỏi.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *