Lập kế hoạch tài chính xây nhà hiệu quả

Sau khi thiết kế của ngôi nhà đã hoàn thành, bạn hãy sử dụng Dự toán thi công xây dựng kèm theo Hồ sơ thiết kế để thay thế cho cách ước tính như trên. Dự toán thi công

Đây là vấn đề đầu tiên mọi người sẽ nghĩ đến khi có kế hoạch xây nhà. Ngoại trừ với số ít người thường khấm khá không lo nghĩ đến chuyện tiền nong, thì đại đa số chúng ta mặc dù không nói ra nhưng chắc ai cũng biết nếu căn nhà bị phát sinh chi phí so với dự trù ban đầu sẽ phải đối mặt với những khó khăn.

Lo nghĩ vì sao lại phát sinh và phải tìm nguồn tài chính để hoàn thành căn nhà cũng như khoản lãi phăi trả do vay mượn. Chính vì vậy, tốt nhất bạn cần dự trù tương đối chính xác khoản chi phí cần phải chuẩn bị trước khi xây nhà.

Vậy thì chi phí xây dựng một căn nhà gồm những khoản chi phí nào? Hưng Gia xin liệt kê loạt chi phí có liên quan trực tiếp và gián tiếp cho việc xây căn nhà tương lai như sau:

– Chi phi tháo dỡ nhà cũ (nếu có)

Nếu trường hợp bạn mua một mảnh đất mới chưa có công trình thì chi phí này bạn sẽ có thể bỏ qua. Nhưng nếu bạn mua nhà cũ hoặc nhà nát thì chuyện sẽ khác. Nhà cũ nhà nát bạn thấy không thể ở được (theo quan điểm riêng của mỗi người, nhưng đối với Hưng Gia, chúng tôi đề xuất bạn cố gắng cải tạo lại sẽ giảm được rất nhiều chi phí. Việc này Hưng Gia sẽ chia sẽ với bạn qua loạt bài khác liên quan đến cải tạo và sửa chữa nhà) thì việc đầu tiên là bạn sẽ nghĩ đến phá nó đi chứ không cần cải tạo.

Vậy thì bạn phải tốn công, thời gian và tiền bạc để phá dỡ nhà cũ. Đa số chúng ta thường bỏ qua chi phí này nên việc tăng tiền cho xây nhà là thường xuyên gặp.

Cũng có vài trường hợp khi bạn phá dỡ nhà lại được tiền. Đó là các đồ cũ trong nhà bạn có giá trị sử dụng lại khi các dịch vụ mua xác nhà định giá và họ nhận làm ‘’Free’’ và trả thêm tiền mua đồ cũ, đồng nát, (cửa đi, sổ, thép phế liệu, tole, xà gồ, đôi khi cả bàn ghế mà bạn cho là ‘’cũ’’,…)

– Chi phí gia cố móng (nếu có)

Trường hợp nhà của bạn được xây dựng trên nền đất yếu, khi đó bạn phải tốn thêm khoản này. Chi phí gia cố móng có thể dao động từ vài chục triệu hoặc thậm chí đến hàng trăm triệu đồng tuỳ thuộc vào quy mô công trình và phương án kỹ thuật sử dụng.

– Chi phí xin cấp phép xây dựng , làm hoàn công

Nếu bạn không rõ về cách làm hoặc không có đủ thời gian để tự đi làm thủ tục xin phép xây dựng, hoàn công công trình thì tốt nhất nên thuê một đơn vị, cá nhân thực hiện vì các công ty tư vấn thường có “mối quan hệ” tốt hoặc chuyên làm sẽ “đơn giản” và tiết kiệm thời gian hơn.

– Chi phí xây dựng bao gồm chi phí xây thô và hoàn thiện (thường chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí)

– Chi phí mua sắm trang thiết bị (thông thường mua sắm trang thiết bị không bị chi phối khi làm nhà vì bạn có thể mua sau)

– Chi phí dự phòng phát sinh

Với thời điểm hiện tại, Hưng Gia xin đưa ra đơn giá trung bình cho các bạn tham khảo tại TP. HCM. Đối với các vùng , tỉnh khác, có thể đơn giá này sẽ tăng hoặc giảm tùy thuộc vào vị trí nơi đó có gần hay xa khu vực cung cấp vật tư xây dựng, nhân công,… Bạn nên tham khảo chi phí tại nhiều nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ để có chi phí gần đúng nhất

Thông thường có 02 cách tính chi phí xây dựng căn nhà đó là:

– Lập dự toán

– Suất vốn đầu tư

Với mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Lập dự toán thường dành cho những chuyên gia tính dự toán, những người “trong nghề” áp dụng. Suất vốn đầu tư đơn giản hơn và Hưng Gia sẽ trình bày phương pháp này cho các bạn vì đối tượng của bài viết này đa số là người chuẩn bị xây nhà và là “ngoại đạo” trong xây dựng.
Lên kế hoạch tài chính chuẩn bị xây nhà

Xây nhà là việc hệ trọng của cả đời người, một công việc khó khăn và phức tạp đối với phần lớn gia chủ.

Xây được một ngôi nhà đẹp, tiện nghi với chi phí hợp lý chưa bao giờ là việc dễ dàng. Eo hẹp về tài chính chỉ là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến ngôi nhà không được như mong đợi.

Nhìn vào bộ mặt đô thị ở Việt Nam bạn có thể nhận thấy điều đó. Chúng ta có không ít những ngôi nhà to, xây dựng tốn kém nhưng lại có quá ít những ngôi nhà đẹp. Theo chúng tôi, người dân cần phải được trang bị những kiến thức cần thiết khi xây nhà, bắt đầu từ việc ý thức được tầm quan trọng của thiết kế, sau đó là làm thế nào để tìm được một nhà thiết kế tốt, một đơn vị thi công tốt, một đơn vị giám sát tốt, …

Khi xây dựng Chủ đề “Kiến thức cần thiết khi xây nhà”, chúng tôi hy vọng sẽ giúp độc giả và khách hàng có được những kiến thức bổ ích khi xây nhà. Các thông tin được cung cấp dưới đây cũng có thể đồng thời áp dụng cho nhà ở và các công trình nhỏ có nguồn vốn cá nhân khác. Quý khách có những thắc mắc cần tư vấn thêm có thể sử dụng dịch vụ Tư vấn Miễn phí của chúng tôi.

Bước 1: Lên kế hoạch tài chính khi chuẩn bị xây nhà

Chúng ta sẽ bắt đầu bằng vấn đề thiết yếu nhất khi bạn nghĩ đến việc xây một ngôi nhà mới đó là tiền để xây nhà. Nếu bạn xem nhẹ việc lập kế hoạch chi tiêu cho việc xây nhà có thể bạn sẽ gặp khó khăn lớn khi đối diện với phát sinh hoặc kế hoạch tài chính hiện tại của gia đình bạn sẽ bị ảnh hưởng. Đừng để bạn phải chạy vạy khi nhà đang xây mà tiền mặt lại cạn do phát sinh. Hoặc giả như bạn hoàn thành ngôi nhà rồi mà tiền vốn dành cho việc chi tiêu khác cũng hết sạch… Đó cũng chỉ là một số trường hợp bạn có thể gặp phải khi không xác định trước khoản tiền chi tiêu để xây nhà.

1. Ước tính chi phí đầu tư
1.1. Chi phí xây dựng cơ bản

Đây là chi phí bạn cần để xây dựng ngôi nhà đến mức độ hoàn thiện phần kiên cố và có thể đã bao gồm các phần: Ốp lát, trần thạch cao, kệ bếp, gỗ và sơn nước trong ngoài. Theo cách tính phổ biến hiện nay, mọi người thường tính theo suất đầu tư (chí phí xây dựng cho một mét vuông sàn xây dựng), sau đó nhân với số mét vuông trên tổng diện tích sàn xây dựng thực tế của ngôi nhà. Bạn nên tham khảo số liệu thống kê về suất đầu tư từ các công ty thiết kế, thi công uy tín hoặc những người đã có kinh nghiệm xây nhà.

1.2. Chi phí trang trí nội thất

Bạn có thể tính phần này bao gồm chi phí để mua thiết bị nhà tắm, bếp ga, bếp điện, máy lạnh, bàn ghế, đèn trang trí, rèm cửa và các trang thiết bị gia dụng khác cần sắm mới. Lý do chúng tôi đề nghị bạn tính riêng loại chi phí này vì đây là phần rời và hoàn toàn có thể được trang bị sau khi ngôi nhà hoàn thành. Thời gian trang bị thêm những đồ này không phụ thuộc vào thời gian xây nhà mà tuỳ vào tình hình tài chính của bạn. Một điểm nữa là bạn cũng có thể tách phần này ra khỏi công việc của nhà thầu xây dựng.

Thực tế là việc xây dựng nhà luôn luôn có xu hướng phát sinh so với chi phí ước tính theo cách trên. Vì vậy với số tiền tạm tính trên, bạn nên dự trù thêm từ 10%-30%. Với khoản dự phòng này bạn sẽ yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư thiết kế rồi đến nhà thầu thi công.

Lưu ý: Sau khi thiết kế của ngôi nhà đã hoàn thành, bạn hãy sử dụng Dự toán thi công xây dựng kèm theo Hồ sơ thiết kế để thay thế cho cách ước tính như trên. Dự toán thi công xây dựng có độ chính xác và tin cậy hơn cách ước tính chi phí.

2. Phương án tài chính
Hầu hết gia chủ khi quyết định xây nhà đã dự trù trước phương án tài chính. Tuy vậy trong phần này chúng tôi cũng muốn bổ sung thông tin theo tình hình hiện nay nhằm giúp các bạn có thêm phương án lựa chọn có lợi nhất cho mình. Ngoài cách truyền thống vay từ gia đình, người thân và bạn bè, bạn có thể vay tài chính từ bên ngoài để xây nhà. Đúng vậy với sự phát triển của hệ thống tài chính và ngân hàng tại Việt Nam hiện nay, bạn hoàn toàn có thể vay số tiền mà bạn cần để xây nhà bằng hình thức tín chấp hoặc thế chấp chính căn nhà đó. Chúng tôi khuyến khích bạn chọn phương án này nếu số tiền đó của bạn đang phục vụ việc kinh doanh, bạn sẽ thu lãi nhiều hơn số lãi vay. Nếu bạn quan tâm, hãy liên hệ trụ sở các ngân hàng gần nhất để biết thêm chi tiết trước khi bạn bắt đầu.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *