Mục tiêu quan trọng để đạt được thành công trong tài chính cá nhân

Kiên trì. Quá trình hiện thực hóa mục tiêu lúc đầu sẽ tốn nhiều thời gian, nhưng chúng sẽ được rút ngắn dần lại. Bạn sẽ học được những phương thức mới cũng như có được

Hôm qua là lần đầu tiên tôi đã hoàn thành một cuộc chạy marathon. Tuy nhiên, thay vì việc chạy một quãng đường dài 26.2 dặm thì tôi đã quyết định đi bộ cả vòng đua. Có thể với vài người, điều này là một sự thất bại vì tôi đã không thực hiện được như đúng kế hoạch. Nhưng với tôi thì không. Tôi cảm thấy vui sướng khi cuối cùng, ở ngưỡng tuổi 40, tôi đã thực hiện được một trong những mục tiêu cuộc đời.


Dù tôi đã hy vọng có thể chạy đua marathon nhưng những chấn thương trong quá trình tập luyện trong suốt hai năm qua đã cản trở tôi. Vì thế, tôi đã quyết định đi bộ ở cuộc thi chạy marathon của thành phố Portland trong vòng 6 tiếng 54 phút. Chris Guillebeau đến từ The Art of Non-Conformity đã đi bộ chín dặm đầu cùng tôi, và Mac đến từ Get Fit Slowly đã cùng tham gia với tôi trong 8.2 dặm cuối cùng. Tôi đã hoàn thành được mục tiêu của mình dù mọi chuyện đã không diễn ra như dự định.

Câu chuyện marathon tưởng chừng như không có bất cứ mối quan hệ nào tới nhưng thực ra lại liên quan trên mọi khía cạnh. Thành công trong không phải là cuộc đua nước rút mà là một hành trình. Nếu không bắt đầu, bạn chẳng bao giờ có thể hoàn thành bất cứ điều gì. Để biết đích đến của mình ở đâu, bạn cần phải có được những mục tiêu cho riêng mình.

MỤC TIÊU LÀ NHỮNG VIÊN GẠCH XÂY NÊN THÀNH CÔNG

Trước đây, tôi đặt ra các mục tiêu nhưng cuối cùng tất cả đều dang dở. Chúng có vẻ rất xa vời và khó mà đạt được, hoặc chỉ vài tháng trôi qua, những mục tiêu từng rất hấp dẫn đã không còn thực sự quan trọng đối với tôi nữa. Vì tôi đã quyết định ngừng đặt ra các mục tiêu cho cuộc đời do đó tôi đã trở nên mất phương hướng.

Sau tất cả, tôi nhận ra mình hoàn toàn thất bại. Tôi luôn muốn trở thành một nhà văn, nhưng tôi hiếm khi cầm bút. Tôi muốn nghỉ hưu sớm, nhưng tôi lại chìm đắm trong nợ nần. Tôi muốn có một cơ thể thon gọn, nhưng mỗi năm trôi qua tôi lại càng phát phì. Không có mục tiêu, tôi lang thang vô định trong cuộc đời mình.

Tuy nhiên, trong những năm qua, tôi đã hiểu ra rằng mục tiêu chính là nhân tố đưa tôi đến thành công. Mục tiêu giúp tất cả chúng ta định hướng cuộc đời tới những điều quan trọng nhất. Khi nhận thức được điều này, tôi đã bắt đầu đặt ra mục tiêu cho việc chi tiêu của mình. Với hầu hết các mục tiêu, tôi đã đạt được, thậm chí còn vượt xa cả kỳ vọng. Ví dụ:

Tôi đặt mục tiêu sẽ trả món nợ không thế chấp trong vòng năm năm. Nhưng, tôi đã xóa hết món nợ 35 nghìn đô ây chỉ trong vòng 39 tháng.
Tôi đặt mục tiêu sở hữu một quỹ tiết kiệm 10 nghìn đô trong một năm. Cuối cùng, tôi đã vượt xa mong đợi và tiết kiệm được gần 20 nghìn đô.
Tôi đặt mục tiêu kiếm được 1000 đô mỗi tháng từ trang web cá nhân và trên thực tế, tôi đã kiếm đủ tiền để có thể nghỉ việc và chăm chút cho blog cả ngày.
Đặt ra mục tiêu vẫn là chưa đủ. Tôi phải thực sự nỗ lực hoàn thành chúng. Thi thoảng, mọi việc bỗng thật khó khăn. Nhưng nếu bước đầu đã không trót lọt, tôi sẽ không bao giờ có thể có được điều mình muốn. Nếu không có mục tiêu, tôi sẽ vẫn chỉ là kẻ mò mẫm, vùng vẫy trong những rắc rối tài chính. Tôi sẽ vẫn ngày ngày đến các công xưởng sản xuất vỏ hộp, lún sâu trong nợ nần, tiêu pha hết toàn bộ số tiền lương, và mơ hồ trong khi tôi có thể sống một cuộc sống tốt hơn.

Tôi biết, bây giờ bạn sẽ thắc mắc là: “Thế nào là một mục tiêu thông minh?” Một mục tiêu thông minh phải là một mục tiêu SMART, tức là, phải Chi tiết (Specific: Mục tiêu phải rõ ràng, và chỉ ra chính xác bạn định làm gì), Có thể đo lường được (Measurable: Mục tiêu phải được định ra về mặt số lượng tránh mơ hồ), Có thể đạt được (Achievable: Mục tiêu khiến bạn phải luôn nỗ lực vươn tới, nhưng không phải là không thể chạm tới được), Thích hợp (Relevant: Mục đích có ý nghĩa với bạn và hoàn cảnh của bạn) và Có yếu tố thời gian (Time: Mục tiêu phải có một mốc thời gian cụ thể mà bạn dự định sẽ hoàn thành nó).

SỨC MẠNH CỦA MỤC TIÊU

Năm 1951, William Hutchinson Murray đã viết những dòng sau về việc đặt ra và theo đuổi mục tiêu:

Bạn vẫn sẽ còn ngần ngại và thoái lui cho đến khi bạn thực sự cam kết gắn bó. Có một sự thật là: chỉ khi nào bạn hết lòng với công việc thì cuộc sống mới trở nên thuận lợi với bạn hơn. Điều này đúng trong mọi trường hợp tuy nhiên nhiều người không nhận ra tầm quan trọng của sự thật này.

Sau khi bạn cam kết thực hiện đến cùng một mục tiêu thì mọi thứ trở nên dễ dàng hơn từ công việc đến những mối quan hệ cũng như nhận được nhiều hơn sự giúp đỡ từ người khác, những điều mà bạn nằm mơ cũng không thấy.

Tôi dành một sự ngưỡng mộ sâu sắc với một trong những cặp thơ của Goethe: “Bất cứ điều gì bạn có thể làm, hay mơ ước mình có thể làm, hãy bắt đầu thực hiện đi. Sự táo bạo chính là một điều trời phú, là một nguồn năng lượng và là một phép màu!”

Từ kinh nghiệm cá nhân, tôi nghiệm thấy điều này hoàn toàn chính xác. Tôi không tin vào “luật hấp dẫn”, nhưng tôi tin rằng khi bạn quyết tâm theo đuổi một mục tiêu nào đó, bạn sẽ biết cách nhận ra những cơ hội tiềm ẩn.

ĐỂ TRỞ NÊN GIÀU CÓ BẠN CẦN CÓ MỘT MỤC TIÊU

Không có sự khác biệt khi bạn đặt mục tiêu về tài chính hay về bất cứ một lĩnh vực nào khác. Điều quan trọng là bạn phải có một thái độ nghiêm túc với việc đặt mục tiêu cũng như để tâm vào việc thực hiện nó. Dưới đây là những kinh nghiệm tôi đã từng chia sẻ về việc làm thế nào để xây dựng những mục tiêu tài chính thông minh:

Xác định điều gì là quan trọng đối với bạn. Tiền không mang lại hạnh phúc mà theo đuổi những mục tiêu và trải nghiệm phù hợp với bản thân mới thực sự quan trọng. Bằng cách nào bạn có thể chắc chắn rằng mình đang chi tiêu một cách hợp lý? Bằng cách đặt ra các mục tiêu. Tôi đã rất thành công khi sử dụng bộ ba câu hỏi của George Kinder để làm sáng tỏ điều gì là quan trọng đối với mình và chính nó đã giúp tôi đặt ra được những mục tiêu có ý nghĩa.

Nhìn về phía trước và không quay đầu lại. Hãy dựa vào tương lai, vào những điều bạn muốn thực hiện chứ không phải dựa vào quá khứ để đặt ra các mục tiêu. Điều này đặt ra một yêu cầu đó là bạn cần phải tư duy vượt lên trên giới hạn. Đừng lo lắng về những thất bại trong quá khứ. Hãy quan tâm đến bản thân cùng những gì bạn muốn có được trong tương lai.

Bước từng bước một. Việc chia mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn rất cần thiết. Nếu tập trung quá nhiều vào bức tranh tổng thể, bạn có thể trở nên hoảng sợ và dễ dàng từ bỏ. Đối với những khó khăn và trở ngại, hãy chậm rãi và chắc chắn. Điều đó cũng đúng với mục tiêu. Ví dụ như khi quyết định trả khoản nợ 35,000 đô, tôi chuyển mối quan tâm từ mục tiêu trả một khoản nợ lớn sang tích góp rồi trả nợ dần dần. Dù chậm rãi, nhưng tôi đã làm được. Nếu bạn đang theo đuổi một mục tiêu lớn, hãy chia chúng thành những phần nhỏ hơn.

Luôn ghi nhớ mục tiêu của mình. Có một cách giúp bạn thực hiện được điều này chính là Tập trung vào chính bản thận bạn! Hãy thường xuyên nhắc nhở bản thân về lý do bạn theo đuổi mục tiêu cũng như đừng quá chú tâm tới những vấn đề không liên quan trực tiếp tới mục tiêu của bạn.

Tìm một người đồng hành có trách nhiệm. Gần đây, một người bạn của tôi đã chia sẻ phương pháp của cô ấy nhằm thực hiện những mục tiêu tài chính đó chính là hãy tìm kiếm người đồng hành có trách nhiệm. Cô ấy và em gái của mình cùng nhau trở thành những người đồng hành như vậy. Họ chia sẻ tình hình tài chính hiện tại và mục tiêu tương lai. Hàng tháng, họ xem xét lại cách thức chi tiêu của mình. Một người đồng hành có trách nhiệm, có thể là một người chị, người bạn hay người bạn đời, họ sẽ giúp bạn trở nên kiên trì theo đuổi kế hoạch.

Kiên trì. Quá trình hiện thực hóa mục tiêu lúc đầu sẽ tốn nhiều thời gian, nhưng chúng sẽ được rút ngắn dần lại. Bạn sẽ học được những phương thức mới cũng như có được sự hỗ trợ từ những điều bạn chưa hề biết tới. Tất cả sẽ giúp thúc đẩy thành công của bạn.

Đừng để chướng ngại làm bạn đi sai đường. Đôi khi bạn bị đẩy ra xa khỏi những mục tiêu và đó là lúc bạn cảm thấy vô cùng nản trí. Ví dụ, bạn dành ra 5000 đô cho quỹ tiết kiệm và chiếc xe của bạn bị phá nát bởi một gã lái xe chưa mua bảo hiểm. Hoặc bạn bắt đầu tập tành kinh doanh và một đối thủ tên tuổi bỗng nhiên chuyển đến khu nhà bạn; hay như khoản nợ của bạn ngày càng tăng và công ty quản lý thẻ tín dụng thay đổi chính sách đối với bạn. Đừng từ bỏ cho dù phải đối mặt với những rào cản lớn nhất. Và nếu có mắc lỗi, chỉ cần ghi nhớ mục tiêu của bản thân. Hãy bền bỉ.

Mẹo hay: Gần đây tôi nhận ra phương pháp đặc biệt hữu dụng từ một người bạn. Cô ấy ghi một danh sách những mục tiêu hàng ngày ra một quyển sổ tay. Tôi đã áp dụng phương pháp của cô ấy theo cách riêng của mình. Hàng ngày tôi lên một danh sách những điều cần làm. Khi hoàn thiện xong một nhiệm vụ, tôi gạch bỏ chúng. Khi tôi nghĩ ra điều gì mới mẻ cần thực hiện, tôi bổ sung thêm vào danh sách. Cuối ngày, tôi chép tất cả những công việc chưa hoàn thiện sang một trang mới, sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Phương pháp này đã thúc đẩy năng suất làm việc của tôi.

Đơn giản hóa mục tiêu

Khi chúng tôi đi bộ trong cuộc đua chạy đường dài, Chris Guillebeau đã nói với tôi: “Không chỉ xác định rõ mục tiêu của mình mà bạn còn phải xem xét các yếu tố ngoại cảnh có thể tác động tới mục tiêu ấy. Chỉ khi bạn biết rõ những điều mà chính bản thân mình quý trọng, bạn mới thực sự đạt được thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.” Đây là một lời khuyên mà tôi thực sự tâm đắc. Tôi đã luôn ghi nhớ và nhắc nhở bản thân mình thường xuyên về điều này.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *