5 Cách cơ bản giúp kiểm soát việc chi tiêu theo cảm tính

Những người mắc chứng xung động mua sắm có xu hướng tiêu tiền nhiều hơn khả năng chi trả của họ. Họ cảm thấy hưng phấn khi mua sắm, nhưng kèm theo đó là cảm

Phải chăng mua sắm đã trở thành một trò tiêu khiển yêu thích ở Mỹ? Đôi khi nó được coi như thế, với mọi hình thức quảng cáo ở khắp nơi từ những chiếc xe tải dán quảng cáo đến trên những màn hình TV trên xe buýt. Các nhà quảng cáo đầu tư hàng triệu đô mỗi năm để thuyết phục chúng ta rằng những sản phẩm của họ có thể khiến chúng ta cảm thấy thành công, giúp chúng ta hết cảm thấy nhàm chán, làm chúng ta trở nên hấp dẫn trong mắt người khác giới và còn vô số những điều khác nữa. Những chiêu trò quảng cáo được thiết kế kỹ lưỡng để thao túng thói quen chi tiêu của chúng ta, dẫn đến là quá nhiều người tiêu xài túi tiền của mình một cách cảm tính.


Chi tiêu cảm tính xảy ra khi bạn mua những thứ không cần thiết và thậm chí, trong một số trường hợp còn chẳng muốn mua. Thứ khiến bạn làm vậy là cảm giác căng thẳng, buồn chán, bị đánh giá thấp, tự ti, bất mãn hay vô vàn cảm xúc khác. Thực tế, chúng ta cũng tiêu tiền theo cảm xúc ngay cả lúc chúng ta vui –lần được tăng lương gần đây nhất bạn đã mua những gì để tự thưởng cho mình? Chẳng có gì sai trái khi thỉnh thoảng mua cho chính mình những món đồ hay ho miễn là bạn có thể chi trả cho chúng chúng và tình hình tài chính của bạn còn vững vàng. Tuy nhiên, nếu bạn vung tay quá chán với những thứ không thật cần thiết hoặc đang phải vật lộn tiền để thanh toán những khoản chi tiêu hàng ngày hay trả nợ thẻ tín dụng, thì tốt nhất bạn nên tỉnh táo và học cách kiềm chế cách chi tiêu cảm tính của mình. Với phần lớn mọi người, việc từ bỏ cách chi tiêu theo cảm tính một cách triệt để là điều không thực tế, nhưng bạn có thể làm theo một số bước sau để giảm thiểu tác hại của thói quen xấu này đến túi tiền của bạn.

MUA SẮM BỐC ĐỒNG

Một cách để bỏ thói quen chi tiêu cảm tính là tránh việc mua sắm bốc đồng và điều này không đơn thuần chỉ là tránh mua phong kẹo cao su trong lúc đợi xếp hàng thanh toán thôi đâu. Cứ mỗi lần ở trong một cửa hàng, dù là cửa hàng ngoài đời thực hay trên mạng, bạn thường thấy mình muốn mua những thứ mà trước đó bạn không hề muốn mua, thế thì đừng có mua! Trước khi đưa ra quyết định mua sắm, hãy đợi qua 24 tiếng hoặc hơn vì bạn thường sẽ quên ngay những mặt hàng đó ngay sau khi rời khỏi cửa hàng. Nếu sau 24 tiếng, bạn vẫn thực sự muốn mua nhưng trong đầu bạn vẫn cứ tự lăn tăn vì bạn không cần nó hoặc không đủ tiền để mua nó thì hãy cố gắng hoãn mua sắm sau khoảng một tuần hay một tháng để bạn có thể suy nghĩ kỹ hơn. Bạn cũng có thể làm một việc đơn giản là thiết lập một wishlist (danh sách những thứ mình mong muốn) nhưng hãy nhớ là đừng vội vàng mua quá nhiều những món đồ trong danh sách đó thay vào đó hãy yêu cầu người thân và bạn bè mua cho mình những món này vào sinh nhật và những dịp đặc biệt khác.

TRÁNH XA QUẢNG CÁO

Hãy chủ động tránh tiếp xúc với quảng cáo. Càng ít nghĩ đến những thứ được quảng cáo, mức độ bốc đồng cho những thứ đó càng giảm. Hãy ngừng đặt các cuốn catolog giới thiệu sản phẩm được gửi vào hộp thư cũng như hủy theo dõi những cửa hàng yêu thích vì chúng sẽ luôn gửi cho bạn email quảng cáo chương trình khuyến mại. Để tránh xa các quảng cáo trên internet, bạn nên tải các chương trình chặn quảng cáo và đừng để những quảng cáo đó xuất hiện trên màn hình máy tính của bạn.

Để tránh những lời mời chào về tín dụng và bảo hiểm, hãy cung cấp tên, địa chỉ, ngày sinh cho trang web của Opt-Out Prescreen. Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có thiết bị thu hình để ghi lại các chương trình TV. Để tránh nghe quảng cáo trên đài radio, hãy chuyển sang radio cộng đồng, radio streaming trên internet, đầu đĩa CD hoặc máy nghe nhạc MP3. Nếu vấn đề chi tiêu của bạn quá nghiêm trọng, đừng đặt mua các tạp chí chi chít quảng cáo nữa.

TRÁNH NHỮNG CÁM DỖ

Bước tiếp theo là tránh những tình huống khiến bạn bị dụ dỗ tiêu tiền. Hãy đi mua sắm ở những trung tâm thương mại một năm hai lần, hoặc thay vào đó mua sắm trực tuyến. Nếu mua sắm trực tuyến mà vẫn không giải quyết được vấn đề, hãy tìm những website không liên quan đến mua sắm để giết thời gian, hoặc tham gia những hoạt động khác thay vì lướt web. Nếu cứ lần nào ở cạnh bạn bè hoặc người thân bạn cũng chi tiêu quá đà thì hãy nghĩ ra những hoạt động không hoặc ít tốn kém khi ở bên người đó, chẳng hạn như đi cà phê, nấu bữa tối hay đi dạo.

CÓ TRÁCH NHIỆM VỚI BẢN THÂN

Một cách thức hiệu quả khác đó là khiến bản thân chịu trách nhiệm với việc chi tiêu của mình. Những người sống cùng hoặc hay ở cạnh bạn sẽ là những người có ích nhất. Hãy nói với họ rằng bạn đang cố gắng cắt giảm chi tiêu, và bạn muốn họ hãy ngăn bạn khi thấy bạn định mua những thứ không cần thiết. Bạn cũng nên lập ra một danh sách những ưu tiên tài chính và dán lên chỗ nào bạn hay nhìn thấy nhất, như là cánh cửa tủ lạnh hay gương nhà tắm, và làm thêm một bản để vào trong ví của mình, nơi bạn sẽ nhìn thấy mỗi khi rút tiền ra. Nếu bạn muốn có biện pháp mạnh hơn, hãy dán những tờ giấy nhớ nhỏ lên thẻ tín dụng để tự nhắc nhở bản thân về mục tiêu tiết kiệm của mình.

THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC NGOÀI MUA SẮM

Nếu với bạn mua sắm như một trò tiêu khiển hoặc giải khuây, hãy cố gắng xác định xem cảm giác của bạn ra sao khi muốn mua sắm và chọn hành vi tích cực hơn để giúp bạn giải quyết cảm xúc đó. Ví dụ, bạn có một ngày làm việc tồi tệ và bạn muốn bù đắp bằng một cái gì đó hay ho, hãy gọi điện cho một vài người bạn. Nếu đang cảm thấy căng thẳng, hãy tập thể dục. Nếu bạn thực sự phải mua thứ gì đó, chỉ mua những thứ đơn giản và rẻ tiền, giống như một cuốn sách hoặc một bó hoa nhỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể làm thế bởi những lần mua sắm nhỏ đó thực sự sẽ tích tụ lại thành khoản chi lớn đó.

VUNG TAY QUÁ CHÁN CỰC ĐỘ

Những cách đơn giản ở trên có lẽ không đủ để giải quyết những trường hợp chi tiêu theo cảm tính nghiêm trọng nhất. Đối với một số người, mua sắm không chỉ là thú vui tiêu khiển mà đó là một chứng nghiện được gọi là “oniomania”. Nghe thì có vẻ đây không phải là một dạng nghiện nguy hiểm, nhưng rất nhiều đặc điểm tâm lý của người bị xung động mua sắm (compulsive shopping) giống hệt với người nghiện rượu hay cocaine.

Những người mắc chứng xung động mua sắm có xu hướng tiêu tiền nhiều hơn khả năng chi trả của họ. Họ cảm thấy hưng phấn khi mua sắm, nhưng kèm theo đó là cảm giác lo lắng và tội lỗi vì bất lực trong việc kiếm soát cơn nghiện mua sắm của mình và không biết các hóa đơn mua sắm sẽ được thanh toán như thế nào khi mà họ không còn tiền. Cảm giác xấu hổ khi mất kiểm soát mua sắm có thể dẫn đến việc một người sẽ giấu giếm đồ được mua và ảnh hưởng đến những mối quan hệ khi người này cố gắng che giấu số tiền và thời gian họ đã đổ vào sở thích mua sắm của mình. Những người mắc phải chứng nghiện này có lẽ phải kiếm thêm việc làm để đáp ứng thói quen chi tiêu mất kiểm soát của mình. Tuy nhiên, sẽ chẳng số tiền nào có thể khiến họ ngừng lại nếu họ không biết cách giải quyết vấn đề kiểm soát tính bốc đồng và những vấn đề cảm xúc ẩn sâu trong hành vi dẫn họ đến những cuộc mua sắm lu bù. Do số lượng mua sắm quá nhiều và cảm giác xấu hổ, những người nghiện mua sắm có hàng đống đồ chưa bao giờ dùng đến hoặc thậm chí còn chưa bóc giá.

Dù có nghiện gì đi chăng nữa, việc đầu tiên cần làm là phải xác định được vấn đề.

LỜI KẾT

Mục đích ở đây không phải là dừng mua những thứ thú vị. Nếu đôi khi chúng ta không dùng tiền để mua những thứ bạn thích, sẽ thật khó để thức dậy và đi làm mỗi ngày. Tuy nhiên, bằng việc ý thức hơn về thói quen mua sắm, bạn sẽ nâng cao khả năng kiểm soát tài chính của mình và bạn có thể thực sự tận hưởng việc mua sắm mà không cảm thấy lo lắng hoặc tội lỗi vì đã tiêu quá nhiều tiền.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *